Mút là phản xạ sinh lý bình thường ở trẻ. Phản xạ này tạo cho trẻ có cảm giác an toàn và thoái mái và giúp trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh. Trẻ có thể mút nhiều thứ như: ngón cái, ngón tay hoặc bàn tay, núm vú giả hoặc các đồ vật như chăn mền, đồ chơi. Phần lớn trẻ bỏ tật mút tay khi trẻ được 2 – 4 tuổi.
MÚT NGÓN TAY
- Trẻ mút ngón thường khó bỏ hơn so với trẻ dùng núm vú giả
Tật bú ngón tay kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của khoang miệng cũng như gây lệch răng về sau. Tật này cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trần khoang miệng (khẩu cái cứng).
- Tật mút ngón tay phần lớn gây ảnh hưởng đến sự di chuyển ra trước và lên trên của răng cửa giữa của xương hàm trên và khẩu cái cứng, gây ảnh hưởng khi mở miệng ra trước để cắn. Tật này còn có thể gây co xương hàm trên và di lệch các răng hàm.
- Nên khuyến khích trẻ bỏ tật mút ngón tay khi trẻ đủ 4 tuổi.
NÚM VÚ GIẢ
- Không nên ngâm núm vú giả vào các chất ngọt như mật ong, đường.
- Núm vú giả được dùng khi trẻ ngủ để ngừa tỉ lệ bệnh đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome).
- Núm vú không được dùng để thay thế hoặc chờ bữa ăn và chỉ nên dùng khi chắc chắn rằng trẻ không đói.
- Nên lựa chọn núm vú có lỗ thông và có miếng bảo vệ lớn hơn đường kính miệng của trẻ (tối thiểu là 1 ¼ inch – 3 cm so với đường kính miệng của trẻ).
- Núm vú giả nên chỉ có 1 phần và được tạo từ vật liệu bền, thay khi mòn và không bao giờ cột núm vú giả bằng dây với cũi hoặc vào cổ/tay trẻ.
- Núm vú có cấu tạo giả sinh lý (physiologic pacifies) được ưu tiên dùng hơn các núm vú truyền thống (conventional pacifies) vì giúp làm giảm ảnh hưởng lên sự phát triển của răng hàm của trẻ.
QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG
- Mọc răng có thể bắt đầu sớm khi trẻ 3 tháng tuổi và tiếp tục cho đến khi trẻ khoảng 3 tuổi.
- Vài trẻ có thể bị sưng hoặc khó chịu khi mọc răng.
- Các biểu hiện như: tiêu chảy, ban và sốt là những biểu hiện bất thường khi trẻ mọc răng.
THÔNG TIN PHỤ HUYNH CẦN BIẾT
- Lau sạch nước mũi trên mặt trẻ để hạn chế sự phát triển ban da.
- Khi cho trẻ dùng những thức ăn cứng và lạnh, phụ huynh nên đảm bảo những thức ăn đó đủ lớn để trẻ không nuốt được hoặc thực phẩm đó không thể bị bể thành nhiều mảnh. Ví dụ: viên đá cục, núm vú giả, muỗng, khăn ướt và mẫu bánh hoặc chuối đông lạnh.
- Nên lau nướu trẻ một cách nhẹ nhàng bằng ngón tay sạch
- Nếu trẻ quấy khóc thì có thể sử dụng thuốc giảm đau
- Những loại gel vệ sinh miệng đặc biệt bán trên thị trường có thể dùng để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Tuy nhiên những loại gel này có nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm dị ứng tại chỗ, co giật (nếu dùng quá liều) và gây methemoglobin (MetHb), phụ huynh nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để hạn chế các rối loạn cũng như bệnh lý tiêu hóa.
Bs Trần Qúy Thiện (dịch tài liệu A Pediatric Guide to Children’s Oral Health Flip chart)
- 29/03/2023 17:16 - Kiêng cử sau sinh: Nên hay không?
- 27/10/2020 16:09 - Theo dõi dài kỳ và các yếu tố tiên lượng trên trẻ bị viêm não cấp tính
- 27/10/2020 15:51 - Chống dịch covid-19 trong trạng thái “bình thường mới”
- 26/10/2020 15:13 - Hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân theo phương pháp chăm sóc bà mẹ kangaroo
- 26/10/2020 15:04 - Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
- 14/01/2014 09:59 - CÁCH DÙNG THUỐC ĐƯỜNG HẬU MÔN CHO BÉ
- 14/01/2014 09:58 - TRẺ MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ?
- 14/01/2014 09:54 - CHĂM SÓC TRẺ VIÊM CẦU THẬN CẤP