Đăng nhập thành viên

Lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay6
mod_vvisit_counterHôm qua316
mod_vvisit_counterTuần này867
mod_vvisit_counterTuần trước1103
mod_vvisit_counterTháng này3693
mod_vvisit_counterTháng trước6274
mod_vvisit_counterTất cả1975123

Chúng ta có: 6 Khách trực tuyến

Liên kết website

Tư vấn chăm sóc và điều trị một số bệnh thường gặp

VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP

Email In PDF.

VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP

NelsonTextbook of Pediatrics 2016

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân chính gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi do virus ở trẻ em (TE) dưới 1 tuổi và là tác nhân gây bệnh đường hô hấp quan trọng nhất của trẻ nhỏ.

NGUYÊN NHÂN

RSV là virus RNA có vỏ bọc với bộ gene xoắn đơn, đối mã, mô phỏng hoàn toàn trong bào tương của tế bào bị nhiễm và trưởng thành do mọc từ bề mặt đỉnh của màng tế bào. Do virus này có một bộ gene không thể tách mảnh, nên không thể chuyển kháng nguyên bằng tái hấp phụ như là virus cúm. Virus thuộc họ Paramyxoviridae, cùng với virus sởi và virus á cúm, thuộc chi Pneumoviridae. Có 2 phân nhóm kháng nguyên (KN) của RSV, phân biệt chủ yếu dựa vào biến thể ở 1 trong 2 protein bề mặt, dựa vào Glycoprotein G chịu trách nhiệm bám dính. Biến thể KN do đột biến điểm từ sự không chung thủy của Polymerase của virus có thể góp phần vào tần suất tái nhiễm ở TE và người lớn.

DỊCH TỄ HỌC

RSV phân bố khắp thế giới và xuất hiện thành dịch hằng năm. Ở những nước nhiệt đới, những vụ dịch này xảy ra vào mùa đông, kéo dài 4-5 tháng. Trong suốt những tháng còn lại, nhiễm RSV rải rác và ít thông thường hơn nhiều. Ở bán cầu Bắc, dịch thường lên đỉnh vào tháng 1,2 hay tháng 3 nhưng đỉnh dịch cũng được ghi nhận vào tháng 12 và tháng 5. Vài vùng ở Mỹ, như là Florida, báo cáo tỷ lệ mắc mới tương đối xảy ra quanh năm. Ở bán cầu Nam, các đợt bùng phát cũng thường xảy ra suốt mùa đông. Các đợt bùng phát do RSV thường trùng với các đợt cúm và Metapneumovirus nhưng nói chung dai dẳng hơn từ năm này sang năm khác và dẫn đến toàn bộ số lượng bệnh nhiều hơn, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ở các vùng nhiệt đới, mô hình dịch ít rõ ràng. Đó là các đợt bùng phát lan rộng hằng năm và tỷ lệ mắc mới cao ở trẻ 3-4 tháng tuổi là độc nhất trong số các virus gây bệnh ở người.

Kháng thể (KT) IgG kháng RSV mắc phải trong huyết thanh của mẹ, nếu có ở nồng độ cao, dường như bảo vệ cho con nhưng không hoàn toàn. Những IgG này có lẽ làm giảm mức độ nặng của nhiễm trùng (NT) do RSV trong 4-6 tuần đầu tiên của sự sống, ngoại trừ trẻ đẻ non nhận IgG từ mẹ ít hơn. Bú mẹ cung cấp sự bảo vệ đáng kể chống lại bệnh nặng, một hiệu quả có lẽ gắn liền chỉ với trẻ gái mà không phải trẻ trai. RSV là một trong các virus gây bệnh lây nhiễm nhiều nhất. NT gần như khắp nơi trong số trẻ  vào mngayf sinh lần thứ 2 của chúng. Tái nhiễm xảy ra ít nhất 10-20% / vụ dịch vào khắp tuổi trẻ, với tần số thấp hơn ở người lớn. Trong trường hợp phơi nhiễm cao như trung tâm chăm sóc trẻ, mức độ virus tấn công là gần như 100% trong số trẻ chưa được nhiễm trước đó và 60-80% trẻ bị nhiễm lần 2, lần 3.

Tái nhiễm có thể xảy ra sớm một vài tuần sau khi hồi phục, nhưng thường xảy ra vào đợt bùng phát hằng năm sau đó. Biến thể kháng nguyên không cần thiết cho sự tái nhiễm, như đã được chỉ ra bởi sự thật rằng một tỷ lệ người lớn được chủng lặp lại bởi cùng chế phẩm thực nghiệm của virus hoang dại có thể bị tái nhiễm nhiều lần. Đáp ứng miễn dịch (MD) của trẻ nghèo về chất lượng, mức độ và thời hạn. Độ nặng của bệnh suốt thời gian tái nhiễm thường thấp hơn và dường như là một chức năng của MD mắc phải từng phần, sinh lý đường hô hấp khỏe hơn và tuổi lớn hơn.

Nhiễm RSV không triệu chứng thì không thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ biểu hiện sổ mũi và viêm họng, thường sốt và có viêm tai giữa do virus hay bội nhiễm vi khuẩn sau khi vòi Eustach suy chức năng. Đường hô hấp dưới bị ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau với viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi vào khoảng 1/3 số trẻ. Mức độ nhập viện do NT RSV ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh vào khoảng 0,5-4%, tùy thuộc vào vùng miền, giới tính, điều kiện kinh tế xã hội, phơi nhiễm thuốc lá, tuổi thai và tiền sử dị ứng gia đình. Chẩn đoán lúc vào viện thường là viêm tiểu phế quản với thiếu oxy máu, dù tình trạng này thường không thể phân biệt với viêm phổi do RSV ở trẻ nhũ nhi, và vì thế, cả 2 quá trình đều thường tồn tại cùng nhau. Tất cả bệnh đường hô hấp dưới do RSV (trừ Croup) có tỷ lệ mắc mới cao nhất vào 6 tuần đến 7 tháng tuổi và giảm dần về tần suất sau đó. Hội chứng viêm tiểu phế quản ít gặp hơn nhiều sau 1 tuổi. Thuật ngữ được sử dụng cho chẩn đoán bệnh khò khè do virus ở trẻ mới tập đi còn lộn xộn, vì những bệnh này được gọi nhiều tên khác nhau: NT hô hấp liên quan đến khò khè, Viêm tiểu phế quản khò khè, đợt bệnh đường hô hấp phản ứng, hay cơn hen. Do nhiều cơn khò khè ở trẻ mới tập đi khi nhiễm RSV nhưng không bị hen sau đó nên tốt nhất là chỉ sử dụng thuật ngữ Hen trong những năm sau này. Viêm phổi cấp do virus là vấn đề tái diễn suốt tuổi nhỏ, dù rằng RSV ngày càng ít nỗi bật là tác nhân gây bệnh khi trẻ sau 1 tuổi. RSV là nguyên nhân của 40-75% ca viêm tiểu phế quản nhập viện, 15-40% ca viêm phổi TE và 6-15% ca Croup.

Viêm tiểu phế quản và viêm phổi do RSV thường gặp hơn ở trẻ nam với tỷ lệ xấp xỉ 1,5:1. Các yếu tố nguy cơ khác với tác động tương tự bao gồm 1 hay hơn anh chị em sinh đôi trong nhà, da trắng, nông thôn, mẹ hút thuốc và trình độ văn hóa của mẹ < 12 tuổi. Các yếu tố khác là bệnh phổi mãn tính ở trẻ đẻ non, bệnh tim xung huyết, suy MD, trẻ đẻ non. Nhiều trẻ vào viện do NT RSV mà không có yếu tố nguy cơ được nhận biết dễ dàng. Vì thế, chiến lược dự phòng chỉ tập trung váo các cá nhân với yếu tố nguy cơ rõ ràng có thể chỉ ngăn cản xấp xỉ 10% cas vào viện, thậm chí nếu chiến lược đó có hiệu quả 100% cá thể có nguy cơ cao.

Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày, virus đào thải vào những khoảng thời gian khác nhau, có lẽ tùy thuộc vào độ nặng của bệnh và tình trạng MD. Nhiều trẻ NT đường hô hấp dưới thải ra virus trong 1-2 tuần sau khi vào viện. Sự đào thải trong 3 tuần và thậm chí lâu hơn, đã được báo cáo. Lây truyền virus xảy ra khi các hạt NT lớn, hoặc trong không khí hoặc trên bàn tay hay đồ vật, được đưa vào mũi họng đối tượng cảm thụ. RSV có lẽ được lây truyền vào nhiều gia đình bởi học sinh trẻ sau khi bị tái nhiễm. Điển hình, trong khoảng cách một vài ngày, 25-50% anh chị và cha mẹ mắc phải NT đường hô hấp trên, nhưng trẻ nhũ nhi trở nên bệnh nặng hơn với sốt, viêm tai giữa hay bệnh đường hô hấp dưới.

NT bệnh viện trong các vụ dịch do RSV là vấn đề quan trọng. Virus được lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua bàn tay nhân viên phục vụ hoặc đồ đạc khác. Người lớn bị tái nhiễm cũng có thể truyền bệnh. Chú ý khi tiếp xúc là đủ để ngăn cản lây truyền khi tuân thủ tỉ mỉ vì virus thường không lây truyền qua những giọt bắn nhỏ.

BỆNH SINH

Viêm tiểu PQ được gây ra bởi tắc nghẽn và xẹo đường thở nhỏ trong thì thở ra. Trẻ nhỏ đặc biệt thích hợp để trải nghiệm  tắc nghẽn đường thở nhỏ bởi vì kích thước tiểu PQ của chúng bình thường đã nhỏ, đề kháng đường thở tỷ lệ với 1/(bán kính)× 4. Hẹp đường thở có khả năng được gây ra bởi hoại tử lớp biểu mô tiểu PQ do virus, tăng tiết chất nhầy, thâm nhập tế bào tròn (round-cell) và phù nề lớp màng nhầy bao quanh. Những thay đổi này dẫn đến những tiểu PQ tắc nghẽn bởi nút nhầy, hậu quả tăng phồng hoặc xẹp mô phổi ở xa. Trong viêm phổi kẽ, sự thâm nhập lan tỏa hơn và lớp biểu mô có thể tiến đến cả hai phế quản và các phế nang. Ở người lớn hơn, sự quá mẫn cơ trơn góp phần làm hẹp đường thở, nhưng đường thở của trẻ nhũ nhi nhỏ không có tăng cao mức độ nhạy cảm cơ trơn khi nhiễm RSV.

Vài sự thật gợi ý rằng các yếu tố của đáp ứng vật chủ có thể gây viêm và góp phần gây tổn thương mô. Đáp ứng MD cần để loại trừ tế bào nhiễm virus là một con dao 2 lưỡi ( double edged sword), quá trình này làm giảm tế bào sinh virus nhưng gây chết tế bào vật chủ. Một số lớn các yếu tố hòa tan như là cytokin, chemokin, và leukotriene được giải phóng ra trong quá trình này và sự lệch lạc của mô hình đáp ứng này có thể làm cho một vài cá thể tiến đến tình trạng bệnh nặng hơn. Cũng có bằng chứng cho rằng các yếu tố gene có thể làm cho viêm tiểu PQ nặng hơn nhiều.

TE được tiêm vaccin RSV bất hoạt bằng Formalin vào những năm 1960 đã trải qua bệnh nặng viêm tiểu PQ nặng và thường xuyên hơn khi phơi nhiễm tự nhiên, sau đó với RSV hoang dã khi so với nhóm chứng cùng tuổi. Vài trẻ tử vong trong quá trình nhiễm RSV mắc phải sau vaccin. Sự kiện này đã cản trở nhiều đến quá trình phát triển vaccin, do cả hiểu biết không đầy đủ về cơ chế lẫn sự miễn cưỡng phải test vaccin thực nghiệm mới mà có thể gây ra cùng loại đáp ứng.

Vài nghiên cứu đã xác định sự hiện diện của cả RSV và RNA của Metapneumovirus người trong chất tiết đường hô hấp trẻ nhũ nhi ở một mức cần phải thông khí hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt. Có thể là sự đồng nhiễm gây ra bệnh nặng hơn. Phân tích kết quả PCR dương tính phải cắt nghĩa cẩn thận bởi vì sự dương tính này có thể tồn tại trong thời gian kéo dài sau NT, thậm chí khi virus không còn được phát hiện nữa.

Người ta chưa rõ bội nhiễm VK có thường xuyên đóng vai trò nguyên nhân gây bệnh  hay không trong bệnh đường hô hấp dưới do RSV. Viêm tiểu PQ cấp do RSV ở trẻ nhũ nhi có lẽ là một bệnh virus riêng biệt, dù có bằng chứng cho rằng viêm phổi VK có thể được gây ra bởi NT virus đường hô hấp, bao gồm RSV. Một nghiên cứu lâm sàng rộng lớn về vaccin phế cầu cho thấy việc chủng vaccin cho TE làm giảm tỷ lệ mắc mới viêm phổi virus đến xấp xỉ 30%, gợi ý rằng sự tương tác virus-VK mà hiện nay chúng tôi chưa hiểu hoàn toàn.

CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Điển hình, dấu hiệu NT đầu tiên ở trẻ nhiễm RSV là sổ mũi. Ho có thể xuất hiện đồng thời nhưng thường hơn là sau 1-3 ngày, cùng thời gian đó, cũng có thể có khò khè và sốt nhẹ. Sau đó, ho xuất hiện, trẻ bị viêm tiểu PQ bắt đầu khò khè. Nếu bệnh nhẹ, các triệu chứng không tiến triển thêm. Nghe phổi thường phát hiện ran nổ lan tỏa thì hít vào và khò khè thì thở ra. Chảy mũi thường kéo dài suốt thời kỳ bệnh, với sốt ngắt quãng. X quang ngực giai đoạn này thường là bình thường.

Nếu bệnh diễn biến nặng, ho và khò khè nặng hơn và thiếu khí xuất hiện với tăng tần số thở, lồng ngực giãn, bất an và tím ngoại vi. Các dấu hiệu của bệnh nặng đe dọa cuộc sống là tím trung tâm, nhịp thở >70 lần/phút, bơ phờ, và ngưng thở từng đợt. Ở giai đoạn này, lồng ngực căng phồng và khi nghe phổi thấy im lặng vì thông khí kém.

Hình ảnh Xquang của trẻ nhập viện vì viêm tiểu PQ do RSV có dấu hiệu bình thường ở xấp xỉ 30% cas, 70% còn lại là lồng ngực phồng, dày thành PQ, và thâm nhiễm kẽ. Đông đặc thùy hoặc phân thùy thì không thường xuyên và hiếm có tràn dịch màng phổi.

Ở vài trẻ, quá trình bệnh có thể trông giống như viêm phổi, chảy nước mũi và ho đi trước, sau đó khó thở, ăn kém và bơ phờ, khò khè và giãn lồng ngực nhẹ. Dù chẩn đoán LS là viêm phổi, nhưng khò khè thường hiện diện từng đợt và Xquang cho thấy ứ khí.

Sốt là dấu hiệu thay đổi trong NT RSV. Ở trẻ nhũ nhi nhỏ, đặc biệt trẻ đẻ non, từng đợt ngưng thở và thở chu kỳ là những dấu hiệu thường xuyên, thậm chí với viêm tiểu PQ tương đối nhẹ. Ngưng thở không nhất thiết được gây ra bởi kiệt sức hô hấp, nhưng dường như là hậu quả của thay đổi kiểm soát nhịp thở trung tâm.

NT RSV ở người ức chế MD sâu sắc có thể nặng ở bất cứ lứa tuổi nào. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi RSV trong w đầu tiên sau cấy mô đặc hoặc tế bào gốc tạo máu ở cả người lớn và TE đều cao. NT RSV không dường như nặng hơn ở bệnh nhân HIV được kiểm soát hợp lý dù những bệnh nhân này có thể thải virus trong thời gian lâu dài.

CHẨN ĐOÁN

Viêm tiểu PQ được chẩn đoán dựa vào LS. RSV có thể nghi ngờ với nhiều mức độ chắc chắn dựa vào mùa trong năm và diện diện virus trong cộng đồng. Các hình ảnh dịch tễ khác có thể có ích là sự hiện diện của trời lạnh trong gia đình và tuổi của trẻ. Các virus đường hô hấp khác mà thường tấn công trẻ trong vài tháng đầu sau đẻ là virus á cúm type 3, Metapneumovirus người, Entero virus, Coronavirus và virus cúm. Rhinovirus thường được tìm thấy trong đường hô hấp trẻ em và có bằng chứng rằng virus này có lẽ góp phần đáng kể vào bệnh đường hô hấp dưới.

Các XN thường quy có lợi ích tối thiểu trong chẩn đoán hầu hết các ca viêm tiểu PQ hay viêm phổi do RSV. BC bình thường hay tăng và số lượng tế bào khác có thể bình thường với nỗi trội hoặc N, hoặc Mono. Giảm Oxy máu được đo bởi monitor ngón tay hay phân tích khí máu thường có và có xu hướng rõ rệt hơn so với dự báo dựa vào dấu hiệu LS. Tăng hoặc bình thường mức CO2 ở BN tăng tần số hô hấp rõ rệt là một dấu hiệu của suy hô hấp.

Mối quan tâm chẩn đoán quan trọng nhất là xác định có liên quan VK, nấm hay không. Khi viêm tiểu PQ không có kèm với thâm nhiễm trên Xquang, ít có khả năng có VK. Ở trẻ 1-4 tháng tuổi, viêm phổi kẽ có thể do Chlamydia trachomatis. Với viêm phổi do Chlamydia trachomatis, có thể có viêm kết mạc và bệnh có xu hướng khởi phát bán cấp. Ho và ran nổ thì hít vào có thể nổi bật, không có khò khè. Sốt thường không có.

Đông đặc thùy phổi mà không có những dấu hiệu khác hoặc kèm theo dịch màng phổi nên được xem là có nguyên nhân VK cho đến khi nguyên nhân khác được chứng minh. Các dấu hiệu khác gợi ý viêm phổi VK là BC N tăng, giảm BC N cùng với bệnh nặng, tắc ruột hoặc dấu hiệu bụng khác, thân nhiệt cao, và suy tuần hoàn. Trong những trường hợp như thế, KS nên được bắt đầu.

Chẩn đoán xác định NT RSV dựa vào phát hiện trong dịch tiết đường hô hấp bằng cách cấy tế bào. Sự hiện diện của RNA virus (phát hiện bằng một kỹ thuật chẩn đoán phân tử dùng PCR chuyển ngược) hay KN virus (phát hiện bằng test chẩn đoán nhanh) hỗ trợ mạnh mẽ cho lâm sàng. Test KN ít nhạy hơn nuôi cấy, trong khi đó PCR thì nhạy hơn nuôi cấy. Hút chất nhầy hay chất rửa mũi họng từ khoang mũi sau của trẻ là mẫu bệnh phẩm tối thuận. Mẫu bệnh phẩm họng hay mũi hầu là ít thích hợp nhưng chấp nhận được. Dịch hút khí quản thì không cần thiết, nhưng dịch rửa ống nội khí quản ở BN đang đặt ống thông khí có thể được sử dụng. Mẫu nên được đặt trên đá lạnh (ice), đưa trực tiếp đến phòng XN và ngay lập tức tiến hành cấy, tìm KN hay phân tích PCR.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị những ca viêm tiểu PQ không biến chứng là điều trị triệu chứng. Oxy ẩm và hút đờm giải thường được chỉ định với BN nằm viện có giảm Oxy máu. Nhiều trẻ mất nước nhẹ đến tương đối và vì thế nên được cho dịch với liều lượng cẩn thận, lớn hơn nhu cầu một ít. Thường thì truyền TM hay ăn sonde là có ích khi trẻ bú khó khăn do nhịp thở nhanh.

Có sự chưa đồng ý giữa các chuyên gia về lợi ích của khí dung Saline, Saline ưu trương, Epinephrine, hay kháng β2 trong viêm tiểu PQ do RSV. Hầu hết BN không nhận lợi ích lâu dài từ việc điều trị kéo dài mà với tần suất cao về tác dụng phụ. Liệu pháp Cor. không được chỉ định ngoại trừ ở trẻ lớn hơn đã có chẩn đoán hen bởi vì sử dụng Cor. được cho là có liên quan đến tình trạng virus thải ra kéo dài và không có lợi ích LS được chứng minh.

Trong hầu như tất cả các cas viêm tiểu PQ, KS không hữu hiệu, và sử dụng không thích hợp góp phần vào việc phát triển kháng KS. Viêm phổi kẽ ở trẻ 1- 4 tháng tuổi có thể do C. trachomatis và sử dụng Macrolide có thể được chỉ định.

Ribavirin là tác nhân kháng virus được phun ra qua một lều oxy, mask mặt, hoặc ống nội khí quản với việc sử dụng khí dung hạt nhỏ, nhiều lần trong ngày, trong 3-5 ngày. Các thử nghiệm nhỏ trước đây về sử dụng Ribavirin gợi ý hiệu quả có lợi trong quá trình viêm phổi do RSV, giamr thời gian thở máy và nằm viện. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó cho rằng không có dữ liệu cho thấy một hiệu quả có lợi rõ ràng của Ribavirin và vì thế thuốc này không còn được sử dụng thường quy nữa trong điều trị bệnh do RSV. KT đơn dòng Palivizumab được cấp phép để dự phòng trẻ nhũ nhi có nguy cơ trong mùa RSV và đã ngăn cản được ½ số BN vào viện trong cộng đồng. Đến nay, các thử nghiệm LS nhỏ về việc sử dung Palivizumab làm thuốc điều trị khi đã có NT chưa cho thấy lợi ích.

TIÊN LƯỢNG

Tỷ lệ tử vong trẻ nhũ nhi NT đường hô hấp dưới nhập viện do RSV là rất thấp ở các nước phát triển. Hầu hết các ca tử vong xảy ra ở trẻ nhỏ, đẻ non hoặc trẻ có bệnh nền của hệ thống TK cơ, phổi, tim mạch hay MD. Tuy nhiên, người ta đánh giá rằng hơn 100.000 trẻ trên thế giới ở các vùng nguồn lúc còn nghèo chết mỗi năm vi RSV. Ngoài ra, hàng ngàn bệnh nhân lớn tuổi hơn chết vì NT RSV mỗi năm ở Mỹ.

Nhiều trẻ bị hen PQ có tiền sử viêm tiểu PQ thời còn nhũ nhi. Có một sự khò khè tái diễn ở khoảng 30-50% trẻ bị viêm tiểu PQ nặng do RSV lúc còn tuổi nhũ nhi. Khả năng tái phát tăng lên khi có hiện diện cơ địa dị ứng (ví dụ: chàm, sốt cỏ mùa, hay tiền sử hen gia đình). Với sự xuất hiện viêm tiểu PQ trên lâm sàng ở BN lớn hơn 1 tuổi, sẽ có tăng khả năng là, dù đợt này có thể do virus, đây là đợt khò khè đầu tiên mà sau đó sẽ được chẩn đoán là bệnh đường thở quá mẫn hay hen PQ. Hen PQ khó được chẩn đoán khi trẻ 1 tuổi. Lúc này, chưa rõ ràng rằng không biết bệnh khò khè nặng do RSV gây nên vài trường hợp hen PQ hay là BN chịu cơn hen hiện tại có triệu chứng ban đầu được bộc ra bởi NT RSV vào thời nhũ nhi. Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu lâu dài gần đây về trẻ nhũ nhi nhận dự phòng Palivizumab gợi ý rằng việc dự phòng NT RSV nặng làm giảm tỷ lệ mắc mới bệnh đường thở quá mẫn sau này.

DỰ PHÒNG

Trong bệnh viện, phương thức dự phòng quan trọng nhất là ngăn chặn lây truyền BV. Trong mùa RSV, trẻ có nguy cơ cao nên tách biệt với trẻ  có triệu chứng hô hấp. Áo choàng, găng tay và rửa tay cẩn thận nên được sử dụng trong chăm sóc tất cả trẻ nhũ nhi với nghi ngờ hoặc xác định NT RSV. Tuân thủ mức độ cao về hạn chế tiếp xúc là cần thiết. Các test virus nên đầy đủ để chẩn đoán bệnh cấp khi nồng độ virus cao, nhưng không được thiết kế để phát hiện mức virus thấp ???( có lẽ mức cao thì dễ lây). Vì thế, hạn chế tiếp xúc nên được quan sát ở hầu hết BN vào viện vì bệnh cấp phân chia theo thời gian nằm viện; test KN nhanh không nên được sử dụng để xác định BN đó có còn cần phải cách ly hay không. Lý tưởng, BN có NT RSV hay Metapneumovir nên cách ly ở nhà vì đồng NT có thể làm bệnh nặng hơn.

Dự phòng MD thụ động

Tiêm Palivizumab 15mg/kg IM, một lần/tháng, KT đơn dòng trung hòa của người chống RSV, được đề nghị để bảo vệ trẻ có nguy cơ cao chống lại các biến chứng nguy hiểm từ nhiễm RSV. Dự phòng MD làm giảm tần số và ngày nằm viện ở 1/2 số trẻ nhũ nhi nguy cơ cao nhiễm RSV. Palivizumab được tiêm hằng tháng từ đầu đến cuối mùa RSV. Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ 2014, Palivizumab được dự phòng cho trẻ em như sau:

  • Trẻ sinh < 29w, trong năm đầu tiên của đời sống.
  • Trẻ sinh <29w, có bệnh phổi mãn của trẻ đẻ non (cần FiO2 >21% trong 28j sau đẻ), trong năm đầu tiên của đời sống.
  • Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi có bệnh lý tim xung huyết có ảnh hưởng huyết động.
  • Trẻ 24 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn, có tình trạng ức chế MD, trong mùa RSV.
  • Trẻ trong năm đầu sau đẻ có hoặc bất thường bẩm sinh đường thở hoặc bệnh TK cơ làm ảnh hưởng đến điều khiển bài tiết hô hấp.
  • Tiêm vào năm thứ 2 sau sinh được đề nghị cho trẻ cần 28j hay hơn Oxy sau sinh và có điều trị tiếp tục bệnh phổi mạn.

Vaccin

Chưa có vaccin chống RSV được đăng ký. Thách thức để phát triển vaccin virus sống là tạo ra dòng vaccin được làm yếu đi mà gây nhiễm cho trẻ tại mũi hầu sau khi chủng tại chỗ, mà không tạo ra triệu chứng không chấp nhận được, ổn định gene và tạo bảo vệ chống lại bệnh nặng sau khi tái nhiễm./.

BS. CKII. Nguyễn Đình Thoại

(ảnh RSV minh họa)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 21 Tháng 3 2023 15:17
 

3 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI PHA ORESOL ĐỂ BÙ NƯỚC ĐIỆN GIẢI

Email In PDF.

Oresol là chất bù nước và bổ sung chất điện giải, nhưng để có tác dụng tối ưu, cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha và tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định

I. LỜI MỞ

Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc thông tin, một ca tử vong hy hữu: Bệnh nhi 15 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật. Khám lâm sàng và xét nghiệm cho thấy, trẻ bị tiêu chảy cấp, mất nước nặng, được gia đình cho bù nước và điện giải đường uống sớm. Không may, người nhà đã pha dung dịch Oresol quá đậm đặc, không đúng khuyến cáo của nhà sản xuất khiến trẻ tử vong. Tại sao ?

II. THÀNH PHẦN VÀ TÁC DỤNG CỦA ORESOL

Một gói ORS pha ra 1 lít Oresol có thành phần:

  • Đường glucose: 20g.
  • Natri clorid: 3,5g;
  • Natri citrat dihydrat: 2,9g;
  • Kali clorid: 1,5g.

Công dụng:

Bù nước và bổ sung chất điện giải trong các trường hợp: Mất nước do tiêu chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao.

III. NHỮNG SAI LẦM KHI PHA ORESOL

Dưới đây là 3 cách pha oresol sai thường gặp

1. Pha quá đậm đặc

Do nhiều trẻ khó chịu với mùi oresol, không hợp tác, không chịu uống nên phụ huynh pha cả gói với một chút nước cho con uống.

Về sinh lý học, hệ thận tiết niệu sẽ ưu tiên điều chỉnh áp lực thẩm thấu, nồng độ muối khoáng, lên trước thể tích máu. Cụ thể là dù đang mất nước trầm trọng nhưng nếu cho uống Oresol đậm đặc, hay uống nước biển, cơ thể càng bị mất nước hơn qua nước tiểu hay tiêu chảy, làm tăng nồng độ muối trong máu quá cao và gây tổn thương nhiều cơ quan, não bộ…..

2. Pha quá loãng

Oresol pha quá loãng tuy cũng có tác dụng, nhưng rất kém hiệu quả bù nước cũng như điện giải như oresol chuẩn.

3. Pha theo kiểu "ước lượng"

Các nhà sản xuất cho biết vì gói bột ORS không được trộn đều nên cần phải pha nguyên cả gói theo lượng nước quy định để được Oresol chuẩn.

III. BÀN VÀ KẾT

Năm 1964, để cứu sống nhiều người dân Bangladesh, nơi bệnh dịch tả hoành hành, TS.Norbert Hirschhorn một Quân y sĩ Mỹ đã nghiên cứu phát kiến ra phương pháp bù nước và điện giải qua đường uống bằng muối ORS (oral rehydration salt) pha thành dung dịch bù nước ORESOL (oral rehydration solution).

Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính, dung dịch Oresol đã cứu sống hơn 50 triệu người trên toàn cầu thoát chết do mất nước hàng năm. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF đánh giá “Oresol là tiến bộ y khoa quan trọng, có tiềm năng nhất của thế kỷ 20”!.

Ngày nay, dung dịch bù nước oresol đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ngoài tiêu chảy, Oresol còn được dùng để bù nước, chất điện giải bị mất trong các trường hợp khác như sốt cao, nôn mửa, sốt xuất huyết hoặc cho các vận động viên, người chơi thể thao, người làm việc trong môi trường nắng nóng...

Để có tác dụng tối ưu, cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha oresol, và tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định…ví dụ Gói 1 lit, nhỏ 250 ml, 200 ml, tuyệt đối không pha theo kiểu "ước lượng". Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới và cũng không nên bảo quản trong tủ lạnh để uống dần./.

DS. CKI. Nguyễn Trần Thị Huyên

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 21 Tháng 3 2023 15:06
 

Theo dõi dài kì và các yếu tố tiên lượng trên trẻ bị viêm não cấp tính

Email In PDF.

Viêm não (encephalitis) là bệnh lý nguy hiểm, có thể gặp trên trẻ em trên khắp thể giới. Viêm não là một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh – tâm thần khu trú hoặc lan tỏa. Bệnh có nhiều căn nguyên, chủ yếu gồm: các virus, vi khuẩn nội bào, ký sinh trùng gây miễn dịch trung gian, nguyên nhân chủ yếu thường do virus; trong đó các nguyên nhân thường gặp ở trẻ em gồm: viêm não Nhật Bản, Herpes simplex và Enterovirus. Đây là một bệnh lý cấp tính, khởi phát đột ngột và bệnh thường tiến triển nhanh chóng; có thể khiến một trẻ khỏe mạnh trở nên suy nhược trong một thời gian ngắn. Bệnh cạnh đó, Viêm não là bệnh lý khó chẩn đoán chính xác, ngay cả với các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm, cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc xác định bệnh nguyên, lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.

Trong những trường hợp Viêm não nặng, bệnh nhân có thể có sốt cao và kèm theo các tiệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm:

  • Nhức đầu dữ dội
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Cứng cổ
  • Lú lẫn
  • Mất định hướng
  • Thay đổi nhân cách
  • Co giật
  • Rối loạn nghe nói
  • Ảo giác
  • Mất trí nhớ
  • Đờ đẫn
  • Hôn mê

Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu trên thường không điển hình và khó phát hiện; tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu quan trọng giúp định hướng chẩn đoán. Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Thóp phồng (nếu còn thóp)
  • Khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bồng lên hoặc làm thay đổi tư thế
  • Gồng cứng người

Cụ thể, theo nghiên cứu trên các trẻ được chẩn đoán viêm não của bệnh viện Nhi Colorado , trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 đã ghi nhận các dấu hiệu, triệu chứng có thể gặp trên bệnh nhân Viêm não:

 

Tính chất

Tổng bệnh nhân

(N=76)

Nhóm bệnh nhân được theo dõi

(N=49)

Nhóm bệnh nhân không được theo dõi

(N=27)

N

%

N

%

N

%

Thông tin sinh học

Độ tuổi mắc bệnh

9

2.6-12.7

6.8

2.6-12.8

7.9

2.4-11.6

Giới tính (Nam)

41

54

25

51

16

59.3

Biểu hiện khi nhập viện

Bệnh lý khác kèm theo

11

14.5

8

16.7

3

10.7

Diễn tiến bệnh cấp tính

37

49.3

21

44.7

16

57.1

Đau đầu

30

39.3

22

44.9

8

28.6

Thay đổi hành vi

29

38.2

20

41.2

9

32.1

Thay đổi tri giác

77

100

49

100

28

100

Sốt

49

64

31

63.3

18

64.3

Co giật

47

62

29

60.4

18

64.3

Dấu hiệu thần kinh trung ương bất thường

33

43

23

46.9

10

35.7

Có ≥ 1 triệu chứng thực thể

45

59.2

29

60.4

16

57.1

Giảm khả năng vận động

37

48.1

23

47.9

14

50

Giảm khả năng phối hợp vận động (tổn thương tiểu não)

21

27.6

14

29.2

7

25

Rối loạn vận động

8

10.7

6

12.8

2

7.1

Các rối loạn tâm thần

22

28.9

16

33.3

6

21.4

Các thay đổi trên cận lâm sàng

Tăng bạch cầu lympho trong dịch não tủy

61

80

40

83.3

21

75

Hình ảnh bất thường trên Cộng hưởng từ/ Chụp cắt lớp vi tính

39

51.3

26

54.2

13

48.4

Hình ảnh sóng bất thường trên Điện não đồ

47

71.2

31

73.8

16

66.7

Triệu chứng khi ra viện

Còn ≥ 1 dấu hiệu thực thể

18

23.7

11

22.9

7

25

Giảm khả năng phổi hợp vận động (Tổn thương tiểu não)

4

5.3

2

4.2

2

7.1

Các rối loạn vận động

3

4

1

2.1

2

7.1

Các rối loạn tâm thần

8

10.5

5

10.4

3

10.7


Viêm não là một bệnh lý khó tiên lượng, phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên đa phần các trường hợp được chẩn đoán Viêm não thường không xác định rõ nguyên nhân. Với những trường hợp này, việc tiên lượng cho trẻ chỉ chắc chắn khi các biến chứng đã rõ ràng. Bệnh Viêm não có thể hình thành nhiều biến chứng mạn tính, bao gồm động kinh, chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, đau đầu mạn tính ... Trong nghiên cứu trên các trẻ được chẩn đoán Viêm não tại bệnh viện Nhi Colorado đã thống kê các biến chứng mạn tính có thể gặp ở trẻ như sau:

Biến chứng

Số lượng trẻ

ghi nhận

Phần trăm

Biến chứng thần kinh

Giảm chức năng thần kinh

38

78

Yếu/ liệt cơ

16

33

Thay đổi hành vi

15

31

Giảm khả năng nhận thức

17

35

Trầm cảm

18

37

Rối loạn thị giác

17

35

Rối loạn khả năng nói

15

31

Rối loạn giấc ngủ

9

18

Rối loạn khả năng tiếp thu

20

41

Rối loạn khả năng nuốt

5

10

Rối loạn thính giác

3

6

Đau đầu

17

35

Co giật

17

35

Các nhu cầu y tế cần tiếp cận

Thuốc chống động kinh

12

24

Kính cận thị

13

27

Dụng cụ hỗ trợ thính giác

1

2

Âm ngữ trị liệu

24

49

Vật lý trị liệu

24

49

Hoạt động trị liệu (Occupational therapy)

24

49

          Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên 142 trẻ được chẩn đoán dựa trên mã ICD-9 với các mã bệnh: Viêm màng não, viêm não – màng não, viêm não trong suốt quá trình thực hiện. Trong số những bệnh nhân này, có 114 trẻ phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán viêm não. Phần lớn bệnh nhân có biến chứng thần kinh chủ yếu là suy giảm thần kinh vận động, biến chứng này thay đổi tùy thuộc vào từng cá thể hoặc các rối loạn phối hợp vận động (do tổn thương vùng thuộc tiểu não); những tổn thương này thường phục hồi trước khi ra viện.

          Chín mươi tư phần trăm bệnh nhân được lựa chọn nghiên cứu có sự theo dõi sau khi ra viện. Thời gian được theo dõi trung bình của các bệnh nhân được lựa chọn là 1.3 năm. Các biến chứng kéo dài được ghi nhận ở 38 trẻ. Phần lớn các biến chứng thần kinh thường gặp gồm: các bất thường tâm lý, yếu cơ, giảm khả năng nhận thức hoặc hành vi, vấn đề về thị lực và đau đầu. Mười bảy bệnh nhân (35%) được ghi nhận có các cơn co giật tiếp diễn sau khi ra viện. Những bệnh nhân đã xác định bệnh nguyên có điểm số thể chất trung bình thấp hơn so với những bệnh nhân không xác định được bệnh nguyên. Nhưng điểm số tổng quát và điểm số tâm thần của 2 nhóm bệnh nhân này không có sự chênh lệch rõ ràng. Bệnh nhân có nguyên nhân gây bệnh là HSV và Influenza có điểm số về thể chất và tâm thần thấp hơn các nhóm khác; nhóm bệnh nhân có kết quả Test enterovirus dương tính có điểm số trung bình cao hơn nhưng sự chênh lệch này không rõ rệt.

Không có mối liện hệ rõ ràng giữa các yếu tố khi nhập viện (bao gồm những thay đổi của dịch não tủy, các hình ảnh bất thường trên cộng hưởng từ-MRI, chụp CLVT hoặc điện não đồ-EEG) với các biến chứng về thần kinh khi xuất viện. Các bệnh nhân chuyển vào đơn vị hồi sức (ICU) có bất thường trên điện não đồ thường xuyên hơn các nhóm bệnh nhân khác.

Nhóm bệnh nhân có ghi nhận co giật lúc nhập viện được ghi nhận có mối liên hệ với tình trạng co giật sau 01 năm từ thời điểm được chẩn đoán viêm não.

Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã ghi nhận khoản 80% bệnh nhân có chẩn đoán viêm não có các biến chứng thần kinh kéo dài trong quá trình theo dõi. Mặc dù bất thường trên điện não đồ thường được ghi nhận trên bệnh nhân điển hình, các bất thường này thường không có giá trị trong việc tiên lượng cho bệnh nhân.

Với kết quả của nghiên cứu, các tác giả ghi nhận tầm quan trọng của Cộng hưởng từ không chỉ trong việc giúp chẩn đoán và định hướng nguyên nhân gây bệnh mà còn có giá trị tiên lượng cho bệnh nhân. Mặc dù các hình ảnh cộng hưởng từ bất thường (MRI) trong bài nghiên nghiên cứu này không có mối liên quan chặt chẽ với các biến chứng (như suy giảm vận động không tinh tế cũng như các bất thường khác) trên bệnh nhân ra viện; Các hình ảnh bất thường này có thể liên quan đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ được ghi nhận trên bảng câu hỏi PedsQL.

Có một sự tương phản được ghi nhận, mặt dù điện não đồ được xem là công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá các suy giảm chức năng cấp tính của não; các hình ảnh bất thường trên điện não đồ lại không có giá trị tiên lượng xa trên bệnh nhân. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bất thường trên điện não đồ, đặc biệt là các hình ảnh điển hình, thường được ghi nhận trên trẻ nhập Đơn vị hồi sức tích cực (ICU). Các tác giả không tìm thấy mối liên hệ giữa các bất thường trên Điện não đồ hoặc việc điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực (ICU) với tiên lượng xa kém của trẻ. Trong bài nghiên cứu này, các ghi nhận đã cho thấy những bệnh nhân có biểu hiện cả cơ năng và thực thể khi vào viện thì thường có bất thường trên kết quả Điện não đồ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với có mối liên hệ đến tiên lượng xa xấu trên những bệnh nhân  này.

Bài nghiên cứu này đã chỉ ra những trẻ có co giật khi vào viện có mối liên hệ với tiên lượng xa xấu của trẻ-điều đã được ghi nhận trên nhiều bài báo cáo khác. Dựa trên các bài báo cáo khác, Misra và các đồng nghiệp đã ghi nhận các cơn co giật do viêm não thường có tiên lượng 03 tháng tiếp theo xấu; bài nghiên cứu của Mirsa không xác định các biến chứng cụ thể như bài nghiên cứu này. Đồng thời nghiên cứu của Misra và các đồng nghiệp chủ yếu tập trung trên những bệnh nhân viêm não có nguyên nhân do Viêm não Nhật Bản hoặc Virut Dengue – đây là sự khác biệt rõ giữa 2 nghiên cứu. Những kết quả này làm tăng mối nghi ngờ về việc chẩn đoán sớm cũng như tối ưu hóa điều trị bệnh lý động kinh trong thời kì điều trị nội trú được xem như là một phương pháp bảo vệ thần kinh, tuy nhiên vấn đề này cần nhiều bài nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.

Phần lớn các nghiên cứu về tiên lượng xa trên bệnh nhân viêm não trước đây đều tập trung vào yếu tố bệnh nguyên. Tuy nhiên, dựa trên kết quả của các case viêm não không xác định được bệnh nguyên, các tác giả đã tìm thấy sự ít liên hệ giữa bệnh nguyên và tiên lượng xa trên bệnh nhân; bởi vì các biểu hiện lâm sàng thường gặp thích hợp hơn trong việc tiên lượng xa cho bệnh nhân.  Các tác giả ghi nhận rằng việc xác định bệnh nguyên (có thể bị giới hạn bởi sự thiếu các xét nghiệm chuẩn hóa  tại cơ sở y tế) không ảnh hưởng nhiều đến kết quả đánh giá chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm theo dõi dài kì trên bệnh nhân điều trị nội trú với chẩn đoán viêm não; trong số đó, trên khoản 80% bệnh nhân được lựa chọn theo dõi có ghi nhận các biến chứng kéo dài; 35% bệnh nhân có ghi nhận bệnh lý động kinh thứ phát về sau. Các hình ảnh bất thường trên cộng hưởng từ có mối liên hệ tới sự giảm chất lượng cuộc sống về sau của trẻ. Triệu chứng co giật khi vào viện có thể là tiên lượng cho bệnh lý động kinh thứ phát về sau và thường đi kèm với sự giảm điểm chất lượng cuộc sống về thể chất của trẻ. Dựa trên dữ liệu của nghiên cứu, các tác giả gợi ý các hình ảnh bất thường trên Cộng hưởng từ có thể cung cấp thêm thông tin để tiên lượng cho bệnh nhân. Các bệnh nhân này nên được theo dõi sát, bởi vì các bệnh nhân này có nguy cơ cao yếu liệt cơ kèm với sự giảm chất lượng cuộc sống; cũng như có thể tiến triển bệnh lý động kinh thứ phát sau đó.

 

THAM KHẢO:

  1. VIÊM NÃO - https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAm_n%C3%A3o
  2. Long-Term Outcomes and Risk Factors Associated With Acute Encephalitis in Children - Suchitra Rao, Benjamin Elkon, Kelly B. Flett, Angela F.­D. Moss, Timothy J. Bernard, Britt Stroud, Karen M. Wilson
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 27 Tháng 10 2020 16:13
 

Chống dịch covid-19 trong trạng thái “bình thường mới”

Email In PDF.

Đến nay, dịch COVID-19 đã lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện tại tình hình dịch trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, đặc biệt tại một số nước sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch đã bùng phát dịch trở lại, dự báo trong thời gian tới số ca bệnh còn tiếp tục gia tăng. Ở Việt Nam, nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn luôn hiện hữu. Vì vậy, cần có giải pháp phù hợp chung sống an toàn, nhất là trong giai đoạn hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Y tế khuyến cáo "5K" chung sống an toàn với dịch bệnh 

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến Bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” với các nội dung chính sau đây:

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Bs Dương Thanh Trang Đài

 

Tài liệu tham khảo:

1. Sổ tay hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới - Bộ Y tế

2. Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp covid-19 - Bộ y tế

3. Trang sức khỏe của CDC Hoa Kỳ – Centers for Disease Control and Prevention

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 27 Tháng 10 2020 16:03
 

Tật mút tay

Email In PDF.

Mút là phản xạ sinh lý bình thường ở trẻ. Phản xạ này tạo cho trẻ có cảm giác an toàn và thoái mái và giúp trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh. Trẻ có thể mút nhiều thứ như: ngón cái, ngón tay hoặc bàn tay, núm vú giả hoặc các đồ vật như chăn mền, đồ chơi. Phần lớn trẻ bỏ tật mút tay khi trẻ được 2 – 4 tuổi.

MÚT NGÓN TAY

- Trẻ mút ngón  thường khó bỏ hơn so với trẻ dùng núm vú giả

Tật bú ngón tay kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của khoang miệng cũng như gây lệch răng về sau. Tật này cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trần khoang miệng (khẩu cái cứng).

- Tật mút ngón tay phần lớn gây ảnh hưởng đến sự di chuyển ra trước và lên trên của răng cửa giữa của xương hàm trên và khẩu cái cứng, gây ảnh hưởng khi mở miệng ra trước để cắn. Tật này còn có thể gây co xương hàm trên và di lệch các răng hàm.

- Nên khuyến khích trẻ bỏ tật mút ngón tay khi trẻ đủ 4 tuổi.

NÚM VÚ GIẢ

- Không nên ngâm núm vú giả vào các chất ngọt như mật ong, đường.

- Núm vú giả được dùng khi trẻ ngủ để ngừa tỉ lệ bệnh đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome).

- Núm vú không được dùng để thay thế hoặc chờ bữa ăn và chỉ nên dùng khi chắc chắn rằng trẻ không đói.

- Nên lựa chọn núm vú có lỗ thông và có miếng bảo vệ lớn hơn đường kính miệng của trẻ (tối thiểu là 1 ¼ inch – 3 cm so với đường kính miệng của trẻ).

- Núm vú giả nên chỉ có 1 phần và được tạo từ vật liệu bền, thay khi mòn và không bao giờ cột núm vú giả bằng dây với cũi hoặc vào cổ/tay trẻ.

- Núm vú có cấu tạo giả sinh lý (physiologic pacifies) được ưu tiên dùng hơn các núm vú truyền thống (conventional pacifies) vì giúp làm giảm ảnh hưởng lên sự phát triển của răng hàm của trẻ.

QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG

- Mọc răng có thể bắt đầu sớm khi trẻ 3 tháng tuổi và tiếp tục cho đến khi trẻ khoảng 3 tuổi.

- Vài trẻ có thể bị sưng hoặc khó chịu khi mọc răng.

- Các biểu hiện như: tiêu chảy, ban và sốt là những biểu hiện bất thường khi trẻ mọc răng.

THÔNG TIN PHỤ HUYNH CẦN BIẾT

- Lau sạch nước mũi trên mặt trẻ để hạn chế sự phát triển ban da.

- Khi cho trẻ dùng những thức ăn cứng và lạnh, phụ huynh nên đảm bảo những thức ăn đó đủ lớn để trẻ không nuốt được hoặc thực phẩm đó không thể bị bể thành nhiều mảnh. Ví dụ: viên đá cục, núm vú giả, muỗng, khăn ướt và mẫu bánh hoặc chuối đông lạnh.

- Nên lau nướu trẻ một cách nhẹ nhàng bằng ngón tay sạch

- Nếu trẻ quấy khóc thì có thể sử dụng thuốc giảm đau

- Những loại gel vệ sinh miệng đặc biệt bán trên thị trường có thể dùng để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Tuy nhiên những loại gel này có nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm dị ứng tại chỗ, co giật (nếu dùng quá liều) và gây methemoglobin (MetHb), phụ huynh nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.

- Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để hạn chế các rối loạn cũng như bệnh lý tiêu hóa.

Bs Trần Qúy Thiện (dịch tài liệu A Pediatric Guide to Children’s Oral Health Flip chart)

 

 


Trang 1 trong tổng số 3

Trường hợp cần giúp đỡ

Hình ảnh hoạt động

  • images/stories/hinhanh/img_1932.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000336.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000338.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000350.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000353.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000362.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000371.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000378.jpg

Tư vấn HIV

Cổng

tư vấn

HIV

 

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam
Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 05103845717
Phát trển bởi Trung Tâm CNTT & Truyền Thông Quảng Nam