Bảo vệ sức khỏe - San sẻ âu lo

Đăng nhập

Lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay325
mod_vvisit_counterHôm qua420
mod_vvisit_counterTuần này325
mod_vvisit_counterTuần trước2841
mod_vvisit_counterTháng này10370
mod_vvisit_counterTháng trước15674
mod_vvisit_counterTất cả2066332

Chúng ta có: 5 Khách, 3 bots trực tuyến

Liên kết

Cấp cứu kịp thời bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Email In PDF.

         Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam tiếp nhận 4 trường hợp bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Đa số các các trẻ bị rắn cắn một cách tình cờ, có bé đi học bị rắn trong hộc bàn cắn, có bé qua đường bị cắn, có bé bị cắn khi chơi ngoài bụi rậm.


         Các trẻ vào viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím vị trí rắn cắn, sau đó vùng sưng nề lan nhanh lên phía trên chi bị cắn. 

Dựa vào tính chất vết cắn và mô tả hình dạng của con rắn từ bệnh nhi và gia đình, cũng có trường hợp người nhà đập được con rắn, các bác sỹ nhanh chóng xác định được loại rắn đã tấn công trẻ là loài rắn lục đuôi đỏ vốn khá phổ biến ở khu vực miền Trung. Độc tính của nhóm rắn lục chủ yếu gây ra tình trạng rối loạn đông chảy máu cũng như nhiễm trùng tại vị trí cắn. Trẻ nhanh chóng được xử trí theo đúng phác đồ của Bộ y tế, trong số 4 trẻ thì có 3 trẻ được truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu để nhanh chóng trung hòa độc tố gây rối loạn đông chảy máu và gây nhiễm trùng nhiễm độc vị trí cắn. Các trẻ sau đó đều được xuất viện khỏe mạnh.

         Họ Rắn lục có nhiều giống và loài khác nhau nhưng có chung độc tính là gây rối loạn đông máu, chảy máu. Rắn Cryptelytrops albolabris (Tên cũ: Trimesurus albolabris) có tên Việt Nam là Rắn lục xanh đuôi đỏ, phân bố trên cả nước, rắn thường sống trên cây hoặc bụi rậm.

  • Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn

         Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm..

  • Mục tiêu của sơ cứu

- Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể.

- Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.

- Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế.

- Không gây hại thêm cho bệnh nhân.

  • Các khuyến cáo trong chăm sóc ban đầu:

- Trấn an và giảm lo lắng cho bệnh nhân.

- Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề.

- Bất động bệnh nhân bằng cách cho nạn nhân nằm thoải mái, bất động chi bị cắn bằng nẹp. Di chuyển hay co cơ có thể làm tăng hấp thu nọc độc vào dòng máu hay mạch lympho.

- Rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng để loại trừ bớt nọc độc.

- Nếu đau nhiều: giảm đau bằng paracetamol uống.

- Phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay không được để mất quá nhiều thời gian tìm thầy lang thuốc lá.

  • Không sử dụng các biện pháp sau

- Garo động mạch vì garo có thể gây thiếu máu chi dẫn đến hoại tử.

- Chích, rạch, đâm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,...nhiễm trùng nặng thêm).

- Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại.

- Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.

- Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.

  • Để phòng chống rắn độc cắn bà con cần

- Phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo…ở sân trước nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có thể và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn.

- Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mắc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn.

- Giáo dục để trẻ biết sự nguy hiểm của rắn, tránh xa các vị trí có thể có rắn như bụi rậm, vườn dây leo… và thông báo ngay cho ngươi lớn nếu bị rắn cắn.

Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc và Bệnh lý sơ sinh

2023-04-07 11:52:57


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hình ảnh hoạt động

  • images/stories/hinhanh/img_1932.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000336.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000338.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000350.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000353.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000362.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000371.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000378.jpg

Facebook Page

https://suaralama.info/ loker situbondo

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam
Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam.
Điện thoại: 02353 845 717