Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam vừa cứu sống một trẻ sơ sinh 6 ngày tuổi bị uốn ván nặng do sinh tại nhà, người nhà tự dùng tre để cắt dây rốn cho bé.
Đó là bệnh nhân Hồ Văn P., ở Xã Trà Cang - Huyện Nam Trà My - Quảng Nam. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhi được các bác sĩ xác định bị uốn ván rốn và được cách ly điều trị riêng với phòng kín, tránh ánh sáng - tiếng động tối đa, an thần sâu, thở máy và nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Bé P. đang được chăm sóc tại bệnh viện
Tại khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và bệnh lý sơ sinh, trẻ được hỗ trợ thở máy xâm nhập 38 ngày, thở máy không xâm nhập 10 ngày. Sau khi cai máy thở, trẻ vẫn còn từng cơn tăng trương lực cơ, tuy nhiên đã có thể tự nuốt sữa được. Cho đến nay, sau 2 tháng điều trị, trẻ tỉnh táo, tự thở tốt, không còn tăng trương lực cơ, tự bú mẹ tốt. Mẹ trẻ được hướng dẫn kỹ cách chăm sóc, theo dõi và tái khám trong thời gian đến. Dự kiến vài ngày tới, bệnh nhi sẽ được xuất viện.
Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.
Để phòng uốn ván sơ sinh ngoài những biện pháp vô khuẩn trong điều trị, chăm sóc trẻ trong và sau sinh thì tiêm vắc - xin uốn ván là biện pháp hữu hiệu. Vắc - xin uốn ván rất an toàn cho cả mẹ và con. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc - xin phòng uốn ván hoặc vắc - xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 35 tuổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản.
Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và sản phụ vào các khoảng thời gian quy định:
- Tiêm lần thứ nhất (mũi tiêm 1) cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm cho sản phụ có thai lần đầu.
- Tiêm lần thứ hai (mũi tiêm 2) ít nhất 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất hoặc tiêm cho sản phụ mang thai trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
- Tiêm lần thứ ba (mũi tiêm 3) ít nhất 6 tháng sau lần tiêm thứ hai hoặc kỳ có thai lần sau.
- Tiêm lần thứ tư ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ ba hoặc kỳ có thai lần sau.
- Tiêm lần thứ năm (mũi tiêm 5) ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ tư hoặc kỳ có thai lần sau.
Lưu ý nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và bệnh lý sơ sinh
- 27/09/2021 14:04 - THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC Y TẾ NĂM 2021
- 09/09/2021 07:12 - Cấp cứu kịp thời trẻ sơ sinh rối loạn nhịp tim
- 20/08/2021 10:43 - Phát hiện và điều trị kịp thời trẻ sơ sinh suy giáp bẩm sinh
- 11/08/2021 10:04 - Tiêm vắc xin phòng bệnh
- 07/07/2021 11:18 - Montelukast có thể điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ hay không ?
- 29/04/2021 13:49 - Công tác phòng cháy và chữa cháy
- 19/04/2021 15:23 - Tình hình thuốc tiêm ngừa tại bv phụ sản - nhi quảng nam mới nhất (cập nhật ngày 12/4/2021 )
- 16/04/2021 13:42 - Tập huấn đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh và xây dựng cơ sở xanh – sạch – đẹp
- 01/04/2021 10:49 - Lễ phát động chiến dịch vệ sinh tay năm 2021
- 01/04/2021 10:45 - Bổ sung kẽm trong tiêu chảy ở trẻ em