LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC BÀ MẸ KANGAROO
Giúp trẻ duy trì thân nhiệt ổn định.
Kích thích hô hấp, giảm cơn ngừng thở
Kích thích tuần hoàn (giảm cơn chậm nhịp tim)
Kích thích sự phát triển trí não và giác quan, giảm nguy cơ rối loạn, chậm phát triển tâm thần vận động.
Tăng cường mối quan hệ mẹ con và các thành viên khác trong gia đình, tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Đề phòng được hội chứng trào ngược rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh.
RỬA TAY
Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, vì vậy để bảo vệ trẻ, người nhà nên rửa tay thường xuyên theo bảng hướng dẫn sau:
Vệ sinh thân thể
- Lau trẻ hàng ngày: lau mặt, sau tai, cổ, nách, bẹn, khuỷu, bộ phận sinh dục...
- Tắm toàn thân khi trẻ ổn định.
Cách thay tã cho trẻ
- Lau sạch bộ phận sinh dục vùng hậu môn theo hướng từ trước ra sau, nghiêng trẻ, lấy tã cũ, đưa tã sạch vào.
- Tránh nâng cao chân trẻ.
TƯ THẾ ẤP KANGAROO
Chuẩn bị
- Người nhà: vệ sinh thân thể bằng nước sạch.
- Dụng cụ: áo choàng và áo ống.
Vệ sinh thân thể
- Lau trẻ hàng ngày: lau mặt, sau tai, cổ, nách, bẹn, khuỷu, bộ phận sinh dục...
- Tắm toàn thân khi trẻ ổn định.
Cách thay tã cho trẻ
- Lau sạch bộ phận sinh dục vùng hậu môn theo hướng từ trước ra sau, nghiêng trẻ, lấy tã cũ, đưa tã sạch vào.
- Tránh nâng cao chân trẻ.
TƯ THẾ ẤP KANGAROO
Chuẩn bị
- Người nhà: vệ sinh thân thể bằng nước sạch.
- Dụng cụ: áo choàng và áo ống.
- Bảo quản sữa mẹ
- Nhiệt độ phòng: 4-6 tiếng
- Trong ngăn mát tủ lạnh: 24 tiếng
- Trong ngăn đông tủ lạnh: 3-4 tháng
- Tủ đông có nhiệt độ ổn định: 6 tháng
Trước mỗi cữ ăn, lấy sữa mẹ từ ngăn mát tủ lạnh và để ngoài môi trường mát khoảng 30 phút.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THEO DÕI TRẺ KANGAROO
- Nhiệt độ
- Nhiệt độ bình thường: 36.5-37.5 độ C
- Nhiệt độ bất thường: dưới 36.5 độ C (Hạ thân nhiệt) và trên 37.5 độ C (Tăng thân nhiệt)
- Đo nhiệt độ nách mỗi 2-6 giờ (tùy tình trạng trẻ, cô điều dưỡng sẽ báo cho bạn biết bao lâu đo một lần) và báo cho điều dưỡng nếu trẻ có tăng hoặc hạ thân nhiệt. Nhiệt độ trẻ nên được ghi lại mỗi lần đo theo mẫu được phát.
- Hô hấp: Quan sát sự thở của con bạn và thông báo ngay nếu có các dấu hiệu sau:
- Cơn ngưng thở dài kèm theo tím tái
- Thở nhanh - Thở gắng sức - Tím tái
- Quan sát máy theo dõi: Sp02 giảm dưới 85%.
- Tiêu hóa: Quan sát trẻ và thông báo ngay nếu có các dấu hiệu sau
- Nôn nhiều - Bụng chướng
- Kém tiêu sữa: nếu trẻ đang ăn qua ống thông dạ dày, cứ mỗi 4 giờ, kiểm tra lượng sữa còn lại trong dạ dày trước cử ăn đó, nếu còn nhiều hơn 50% lượng sữa đã cho trẻ thì cần thông báo.
- Phân có màu sắc bất thường (nâu, đỏ, bạc màu), mùi bất thường
- Nước tiểu: Theo dõi trẻ ướt bao nhiêu tã trong ngày, màu sắc nước tiểu có gì bất thường không
- Tăng trưởng: Cân trẻ hằng ngày, ghi vào phiếu theo dõi.
- Đo chiều dài và vòng đầu mỗi tuần 1 lần
- Chấm lên biểu đồ tăng trưởng
Khoa Cấp cứu hồi sức chống độc và bệnh lý sơ sinh
- 29/03/2023 17:16 - Kiêng cử sau sinh: Nên hay không?
- 27/10/2020 16:09 - Theo dõi dài kỳ và các yếu tố tiên lượng trên trẻ bị viêm não cấp tính
- 27/10/2020 15:51 - Chống dịch covid-19 trong trạng thái “bình thường mới”
- 27/10/2020 15:46 - Tật mút tay
- 26/10/2020 15:04 - Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
- 14/01/2014 09:59 - CÁCH DÙNG THUỐC ĐƯỜNG HẬU MÔN CHO BÉ
- 14/01/2014 09:58 - TRẺ MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ?
- 14/01/2014 09:54 - CHĂM SÓC TRẺ VIÊM CẦU THẬN CẤP
- 14/01/2014 09:53 - CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM TẠI NHÀ