1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A, thường xảy ra sau khi bị nhiễm liên cầu ở da và họng.
- Một số vi khuẩn khác cũng có thể gây bệnh như tụ cầu, phế cầu.
- Một số siêu vi khuẩn.
- Do dị ứng với thuốc, các thức ăn.
2.Triệu chứng
2.1. Lâm sàng
Khởi phát thường đột ngột, có thể có dấu hiệu báo trước như mệt mỏi, chán ăn, cảm giác tức mỏi vùng hông cả hai bên. Cũng có bệnh nhân đến còn triệu chứng sốt, viêm họng, viêm da.
Giai đoạn toàn phát biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng sau:
- Phù:
- Đái máu
+ Đại thể: nước tiểu có màu như nước rửa thịt kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần
+ Vi thể: chỉ thấy trên kính hiển vi kéo dài vài tháng
- Đái ít hoặc vô niệu:
- Cao huyết áp: trên 60% bệnh nhân có tăng huyết áp.
- Suy chức năng thận tùy theo mức độ đái ít hay vô niệu
2.2. Cận lâm sàng
- Protein niệu : thường tăng không quá 1g/24giờ
- Hồng cầu niệu, trụ hồng cầu, trụ hạt chứng tỏ viêm thận
- Thường có thiếu máu nhẹ, bình sắc hoặc nhược sắc.
- Tốc độ máu lắng tăng.
- ASLO tăng là bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn
3. Điều trị
- Ăn nhạt và nghỉ ngơi trong thời gian bị bệnh.
- Dùng kháng sinh toàn thân khi còn dấu hiệu nhiễm trùng.
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày.
- Sử dụng corticoid tuỳ từng trường hợp.
4. Thực hiện chăm sóc cơ bản:
- Đặt bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm đầu ở tư thế đầu cao.
- Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động, việc nghỉ ngơi tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, đặc biệt căn cứ vào lượng nước tiểu:
+ Dưới 300 ml/24 giờ, cho bệnh nhân nghỉ tuyệt đối tại giường và kê đầu cao.
+ Từ 300 - 500 ml/24 giờ, bệnh nhân có thể đi lại khi cần thiết.
+ Trên 500 ml/24 giờ, bệnh nhân có thể đi lại và làm những việc nhẹ nhàng.
+ Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, không dùng nước lạnh tắm hay rửa tay chân vì người bệnh có thể dễ bị viêm cầu thận do lạnh khi bệnh nhân đang bị nhiễm liên cầu.
- Chế độ ăn và nước uống:
+ Nước uống: cần căn cứ vào tình trạng phù, nếu phù ít chỉ xuất hiện ở mắt cá hay ở mi mắt thì lượng nước đưa vào kể cả ăn và uống trong ngày khoảng 500 ml và cộng thêm với lượng nước tiểu trong 24 giờ. Nếu bệnh nhân bị phù nhiều thì lượng nước đưa vào kể cả ăn và uống khoảng 300 ml cộng với lượng nước tiểu trong ngày.
+ Lượng đạm: căn cứ vào tình trạng ure máu có ở trên bệnh nhân, nếu:
+ Urê máu dưới 0,5g/l có thể cho bệnh nhân ăn nhiều đạm thực vật, ít đạm động vật. Số lượng đạm đưa trong một ngày vào khoảng 0,25g/kg trong lượng cơ thể.
+ Urê máu từ 0, 5 đến 1g/l, nên dùng đạm thực vật, không dùng đạm động vật và lượng đạm đưa vào trong ngày ít hơn 0,25g/kg trọng lượng.
+ Urê máu trên 1g/l chế độ ăn chủ yếu là glucid và một số acid amin cần thiết.
+ Muối: hạn chế lượng muối đưa vào khoảng dưới 1g/ngày, cần chú ý các trường hợp phù nhiều và tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân. Hạn chế các chất có nhiều kali nhất là chuối và cam khi bệnh nhân có tình trạng tăng kali máu hay lượng nước tiểu trong ngày ít hoặc bệnh nhân có suy thận.
+ Vệ sinh hàng ngày cho bệnh nhân: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân. áo, quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ. Nếu có ổ loét trên
- Theo dõi:
+ Dấu hiệu sinh tồn: Hàng ngày phải theo dõi sát tình trạng mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân. Chú ý tình trạng huyết áp.
+ Theo dõi các triệu chứng khác:
Nước tiểu: theo dõi về số lượng, màu sắc.
Cân nặng để đánh giá tình trạng phù.
Điện tâm đồ, chức năng thận, protein niệu...
Theo dõi các biến chứng của viêm cầu thận cấp.
5. Giáo dục sức khoẻ:
- Để bệnh nhân và gia đình biết về tình hình bệnh tật.
- Các biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm cầu thận cấp.
-Để bệnh nhân biết về chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt.
- Cần có chế độ ăn, uống thích hợp.
- Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc thích hợp.
- Tránh lạnh.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý răng, miệng, da và tai mũi họng.
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng.
- Tái khám định kỳ
CN Nguyễn Thị Thanh Thủy
- 27/10/2020 15:46 - Tật mút tay
- 26/10/2020 15:13 - Hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân theo phương pháp chăm sóc bà mẹ kangaroo
- 26/10/2020 15:04 - Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
- 14/01/2014 09:59 - CÁCH DÙNG THUỐC ĐƯỜNG HẬU MÔN CHO BÉ
- 14/01/2014 09:58 - TRẺ MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ?
- 14/01/2014 09:53 - CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ VIÊM PHỔI TRẺ EM TẠI NHÀ
- 14/01/2014 09:50 - Phòng ngừa và khăc phục chứng biếng ăn ở trẻ em
- 14/01/2014 09:45 - Viêm cầu thận cấp
- 14/01/2014 09:39 - Tiêu chảy cấp
- 18/12/2013 14:54 - CHẢY MÁU MŨI VÀ CÁCH XỬ LÝ