Đăng nhập thành viên

Lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay18
mod_vvisit_counterHôm qua316
mod_vvisit_counterTuần này879
mod_vvisit_counterTuần trước1103
mod_vvisit_counterTháng này3705
mod_vvisit_counterTháng trước6274
mod_vvisit_counterTất cả1975135

Chúng ta có: 6 Khách trực tuyến

Liên kết website

Viêm cầu thận cấp

Email In PDF.

Viêm cầu thận cấp là một bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em, hầu hết là ở lứa tuổi 5-10 tuổi. Tiên lượng nhìn chung là tốt nhưng sau điều trị, dù đã ra viện bệnh nhi vẫn cần được theo dõi, đến khi xác định bệnh đã khỏi hoàn toàn (tất cả các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu… trở lại bình thường). Mục đích là không để từ viêm cầu thận cấp sang viêm cầu thận mạn, suy thận mạn… cuối cùng là phải ghép thận. Ngoài thể bệnh nhẹ còn gặp tiến triển nặng, tuy ít như huyết áp tăng cao, vô niệu ( thận không lọc được nước tiểu) gây nhiều biến chứng có khả năng làm bệnh nhi tử vong.

I. NGUYÊN NHÂN

Viêm cầu thận cấp là bệnh nhiễm khuẩn dị ứng, 85% do liên cầu khuẩn tan khuyết β nhóm A gây ra, nó cũng là thủ phạm của bệnh tim. Ngoài ra còn do một số vi khuẩn khác như tụ cầu, phế cầu…

II. DẤU HIỆU

- Trước khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lý thận, trẻ thường bị mắc viêm họng đỏ, bệnh ngoài da, mụn nhọt, lở, viêm mủ da.

- Khởi đầu bằng sốt nhẹ hoặc không sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau sau     lưng.

- Phù, lúc đầu ở mặt, mi mắt nặng, mặt nặng, sau ở chân; phù có thể    nhẹ, có thể nặng gây phù toàn thân.

- Đái ít, nước tiểu vẩn đục màu đỏ hoặc sẫm màu, nặng thì vô niệu.               Xét nghiệm nước tiểu có nhiều protein (1-2g/lít), nhiều hồng cầu, trụ niệu           lấm tấm.

- Huyết áp cao hơn bình thường, nặng thì huyết áp cao nhiều (tối đa    140 mmHg), trẻ có dấu hiệu thần kinh (co giật), có biểu hiện suy tim (khó thở, gan to).

III. XỬ TRÍ

 

Việc chủ yếu của gia đình bệnh nhi là biết cách chăm sóc, chế độ nuôi dưỡng và phòng ngừa, phải đến bệnh viện để điều trị bệnh.

1. Săn sóc: Nằm nghỉ hoàn toàn tại giường từ 3-4 tuần lễ, được đi lại nhẹ nhàng khi bác sĩ cho phép.

2. Chế độ ăn uống: Kiêng mặn, ăn bột sữa, bột đường, cháo đường, cháo sữa với lượng nước giới hạn trong 2-3 ngày, sau đó tăng dần từ từ trở lại chế độ bình thường khi huyết áp giảm rồi trở về bình thường; bớt phù hoặc hết, lượng nước tiểu tăng rồi trở lại bình thường.

Nếu nước tiểu đái ra ít, urê máu cao phải hạn chế thịt, hoa quả có nhiều kali. Nếu còn phù nhiều, đái vẫn ít, lượng nước uống và trong đồ ăn tương ứng với lượng nước tiểu thải ra. Nếu huyết áp cao cần ăn nhạt hoàn toàn. Trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú bình thường.

3. Chống nhiễm khuẩn: Penicilline 1.000.000 đv/ngày, tiêm hoặc uống làm hai lần dùng trong 10 ngày.

4. Nếu có huyết áp cao, vô niệu thì có chỉ định điều trị riêng

- Kết quả tốt: sau 2-3 tuần điều trị, phù giảm, lượng nước tiểu tăng,       huyết áp trở lại bình thường. Sau 1 tháng điều trị protein niệu hết nhưng       hồng cầu vẫn tồn tại trong nước tiểu kéo dài tới một năm.

- Kết quả kém: 1 tháng sau điều trị huyết áp vẫn còn cao; 6 tháng sau   điều trị protein niệu vẫn còn 1g/24 giờ.

IV. PHÒNG NGỪA

1. Phòng ngừa cho trẻ em nói chung

Cần phát hiện và chữa các ổ nhiễm vi khuẩn ở họng-xoang, bệnh mụn nhọt, mủ da...

     Chú ý phòng lạnh, chống rét cho trẻ.

2. Đối với bệnh nhi sau ra viện vẫn cần được theo dõi bệnh như nói ở phần đầu

- Khi có nhiễm khuẩn họng – xoang tái phát, bệnh nhiễm khuẩn ngoài   da phải sớm điều trị diệt khuẩn.

- Ba tháng sau mắc bệnh mới được hoạt động thể lực vừa phải; 6 tháng sau mới được hoạt động thể lực mạnh, nhưng cấm tắm lạnh cho đến khi nước tiểu bình thường.

                                                                                                                                                                                                    BS.CKI Trần Thị Thủy

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 1 2014 09:47  

Trường hợp cần giúp đỡ

Hình ảnh hoạt động

  • images/stories/hinhanh/img_1932.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000336.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000338.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000350.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000353.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000362.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000371.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000378.jpg

Tư vấn HIV

Cổng

tư vấn

HIV

 

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam
Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 05103845717
Phát trển bởi Trung Tâm CNTT & Truyền Thông Quảng Nam