Đăng nhập thành viên

Lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay7
mod_vvisit_counterHôm qua316
mod_vvisit_counterTuần này868
mod_vvisit_counterTuần trước1103
mod_vvisit_counterTháng này3694
mod_vvisit_counterTháng trước6274
mod_vvisit_counterTất cả1975124

Chúng ta có: 6 Khách trực tuyến

Liên kết website

Tiêu chảy cấp

Email In PDF.

 

Tiêu chảy là một nguyên nhân hàng đầu gây đau ốm và suy dinh dưỡng cho trẻ em. Hằng năm có đến hàng trăm trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy phải nhập bệnh viện nhi Quảng Nam. Nguyên nhân chính gây ra tử vong của tiêu chảy cấp là do cơ thể bị mất nước và điện giải theo phân. Hiện nay đã có biện pháp điều trị đơn giản và hiệu quả làm giảm tỉ lệ tử vong do tiêu chảy,hầu hết các trường hợp không cần thiết phải nhập viện.

Các bà mẹ có thể xác định trẻ bị tiêu chảy cấp khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn hoặc toé nước trên 3 lần trong 24 giờ. Các trẻ nhỏ còn bú mẹ thường đi ngoài nhiều lần trong một ngày, phân nhão hoặc mềm một cách thường xuyên thì không phải là tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn và nhiều lần hơn thường lệ. Tiêu chảy cấp kéo dài không quá 14 ngày, trẻ có thể bị nôn và sốt kèm theo. Tiêu chảy gây suy dinh dưỡng do giảm hấp thu, trẻ chán ăn, nôn hoặc do kiêng khem. Các tác nhân thường gây bệnh ở trẻ em là virut, vi khuẩn, kí si trùng.

Bệnh tiêu chảy có đường lây truyền thông thường là đường phân, miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hay lây lan trực tiếp từ người sang người hoặc tiếp xúc với phân người bệnh. Một số tập quán sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ lây lan bệnh như: không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn, không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cai sữa cho trẻ sớm trước một tuổi, sử dụng bình bú để nuôi trẻ, dùng nước uống đã bị ô nhiễm, không xử lí phân một cách hợp vệ sinh. 

- Hầu hết các lượt tiêu chảy xảy ra trong hai năm đầu của cuộc đời, tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ 6-12 tháng tuổi, lúc mới tập cho ăn dặm.

- Nguyên tắc điều trị là phải phát hiện sớm, bồi phụ nhanh, đủ nước và các chất điện giải mà trẻ bị mất do tiêu chảy. Cách điều trị tuỳ thuộc vào mức độ mất nước:

-Mất nước nhẹ : Trẻ tỉnh táo, miệng ướt, khóc có nước mắt, uống nước bình thường. Điều trị sớm tại nhà ngay khi mới bị tiêu chảy thường phòng được tình trạng mất nước và suy dinh dưỡng. Nên cho trẻ uống nhiều nước và điện giải hơn bình thường, có thể dùng nước cháo muối, nước gạo rang, nước ORS, cho uống sau mỗi lần tiêu chảy, uống đến khi trẻ hết khát. Theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ, nếu không đỡ mà nặng lên thì phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

-Mất nước vừa: vật vã, kích thích, mắt trũng, miệng lưỡi khô, khóc không có nước mắt, da khô, uống nước háo hức, đái ít. Phải điều trị tại cơ sở y tế. Tiếp tuc cho trẻ uống nước, điện giải dựa theo cân nặng của trẻ. Có thể cho trẻ uống bằng cốc, từng thìa, nếu trẻ nôn thì chờ 10 phút sau lại cho uống tiếp.

-Mất nước nặng:mệt lả, li bì, hôn mê, mắt rất trũng, da khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không uống được. Đây là tình trạng mất nước năng có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, cần được điêù trị cấp cứu tại cơ sở y tế. Bù nhanh chóng lượng dịch đã mất qua đường tĩnh mạch.

 - Người chăm sóc phải cặp nhiệt độ cho trẻ 4-6 giờ /1lần, theo dõi số lượng phân đi ngoài trong ngày, lượng nước tiểu, đánh giá tri giác của trẻ. Không được dùng kháng sinh nếu không phải là tiêu chảy do vi khuẩn như lỵ, tả...   Việc dùng các loại thuốc này phải được chỉ định của nhân viên y tế nhằm tránh gây rối loạn tiêu hoá kéo dài, không dùng các loại thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy.

Tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng vẫn được hấp thu trong lúc bị tiêu chảy, vì vậy có thể phòng cho trẻ khỏi bị sụt cân bằng cách tiếp tuc cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng. Các loại thức ăn được dùng như là ngũ cốc, dầu thực vật, thịt, cá, trứng, rau. Các nước hoa quả tươi, chuối nghiền là những loại thức ăn có lợi vì cung cấp thêm Kali. Thức ăn phải nấu lúc còn tươi, để tránh khỏi bị vi khuẩn phát triển, được nghiền kĩ để dễ tiêu hoá, cần cho ăn 3-4 giờ / 1lần. Sau khi hết tiêu chảy cho trẻ ăn thêm ít nhất 1bữa mỗi ngày trong 2 tuần. Trẻ suy dinh dưỡng có thể phải cho ăn chế độ ăn này trong thời gian dài hơn cho tới khi hết suy dinh dưỡng . Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì sữa bột cần pha loãng 1/2 trong 2 ngày sau 2 ngày thì sữa được cho ăn với cách pha như thường lệ. Trẻ lớn hơn cho ăn sữa như thường lệ trong suốt thời gian bị bệnh cần tiếp tục cho bú sữa mẹ .

Cách phòng bệnh: nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nhằm tăng cường miễn dịch với bệnh tật cho trẻ, sau đó cho ăn bổ sung kèm bú mẹ. Không nên cho trẻ bú chai, bú bình, ngậm vú giả. Tạo tập quán ăn tốt cho trẻ: cho trẻ ăn bổ sung sau 6 tháng, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn và bà mẹ trước khi cho trẻ ăn, sử dụng nguồn nước sạch, chế biến, bảo quản thức ăn an toàn, hợp vệ sinh.

                                                                                                                                                                                                                                   BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Diệp

 

         

 

 

Trường hợp cần giúp đỡ

Hình ảnh hoạt động

  • images/stories/hinhanh/img_1932.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000336.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000338.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000350.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000353.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000362.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000371.jpg
  • images/stories/hinhanh/p1000378.jpg

Tư vấn HIV

Cổng

tư vấn

HIV

 

Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam
Địa chỉ: 46 Lý Thường Kiệt, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 05103845717
Phát trển bởi Trung Tâm CNTT & Truyền Thông Quảng Nam